Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải – GTVT), cho biết từ tháng 4, tình trạng ùn ứ phương tiện bắt đầu xảy ra ở một số trạm đăng kiểm nhưng chưa diễn biến căng thẳng.
Tuy nhiên, cơ quan này lo ngại tình trạng quá tải sẽ diễn ra nghiêm trọng trong tháng 6 và tháng 7 tới, khi tòa án các địa phương bắt đầu xét xử vụ án liên quan đăng kiểm.
Thống kê cho thấy, cả nước có 1.818 đăng kiểm viên đang tham gia hoạt động kiểm định, bao gồm cả các đăng kiểm viên đã bị khởi tố nhưng vẫn tham gia hỗ trợ hoạt động.
Riêng Hà Nội có 113 đăng kiểm viên bị khởi tố đang làm việc; con số này ở TPHCM là 54 người.
Theo ông An, tại Hà Nội, trường hợp tòa án đưa ra xét xử đồng thời vào tháng 7 sẽ tạo ra ảnh hưởng rất lớn do các đăng kiểm viên phải dự phiên xét xử.
Lúc này, chỉ còn 91 đăng kiểm viên thực hiện kiểm định, 9 trung tâm phải dừng hoạt động do không đủ nhân lực, còn 19 trung tâm hoạt động với 4 cơ sở hoạt động công suất tối thiểu vì chỉ còn hai đăng kiểm viên.
Trong khi đó, nhu cầu kiểm định trong tháng 7 ở Hà Nội dự kiến trên 90.500 phương tiện. Với số nhân lực trên, các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội chỉ có thể đáp ứng khoảng 40% nhu cầu kiểm định trong tháng, tương đương hơn 35.800 phương tiện.
“Chưa kể trường hợp các đăng kiểm viên bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thực hiện thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên, dẫn đến có 27/28 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động sẽ bị tạm đình chỉ 3 tháng theo quy định”, ông An lo ngại.
Tại TPHCM, số liệu cho thấy hiện có 18/19 trung tâm hoạt động với 146 đăng kiểm viên, trong đó có 54 người đã bị khởi tố nhưng vẫn đang làm việc, tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định.
Trường hợp tòa án đưa ra xét xử đồng thời trong vòng một tháng (vào tháng 7), sẽ có 3 trung tâm đăng kiểm ở TPHCM phải dừng hoạt động do không đủ nhân lực. 15 trung tâm còn lại hoạt động đáp ứng được khoảng 83% nhu cầu kiểm định trong tháng, tương đương gần 49.000 phương tiện, trong khi nhu cầu thực tế là 59.044 phương tiện.
Khuyến cáo người dân chủ động đi đăng kiểm sớm
Hiện, Cục Đăng kiểm Việt Nam đưa ra hai tình huống để phân tích.
Tình huống 1, nếu tòa án các địa phương xét xử đồng thời trong tháng 7, dự báo có khoảng 85 trung tâm trên 31 tỉnh, thành phố phải đóng cửa trong 3 tháng, tức đến tháng 10 mới có thể mở cửa phục vụ trở lại. Trong đó, 100% trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội và TPHCM sẽ phải dừng hoạt động.
“Với trường hợp này, nguy cơ ùn tắc tại các địa phương chắc chắn xảy ra, đặc biệt nghiêm trọng tại Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai”, lãnh đạo Cục Đăng kiểm cho biết.trích dẫn từ Khe web trực tiếp
Tình huống 2, nhân sự của các trung tâm đăng kiểm được đưa ra xét xử và kết án không cùng thời điểm, việc đóng cửa các trung tâm sẽ không diễn ra cùng lúc nên có thể duy trì hoạt động của một số đơn vị.
Đồng thời, các đơn vị có thể tiến hành điều động nhân sự từ các trung tâm đăng kiểm bị đóng cửa sang các đơn vị khác đang hoạt động để tăng cường công suất. Vì vậy, tình hình ùn tắc có thể đỡ nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, Cục Đăng kiểm Việt Nam đưa ra tình huống sau khi xét xử phúc thẩm, nhiều đăng kiểm viên thực hiện quyền kháng cáo khiến thời gian xét xử phúc thẩm có thể kéo dài. Việc này cần linh hoạt để ứng phó theo thực tế.
Dựa vào các phương án nêu trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải một số đề xuất nhằm ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong thời gian tới, khi các vụ án được đưa ra xét xử và các đăng kiểm viên bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Cụ thể, Cục cho biết theo quy định pháp luật, các đăng kiểm viên sẽ bị thu hồi chứng chỉ và đơn vị đăng kiểm sẽ bị xử lý bằng hình thức tạm đình chỉ hoạt động.
Theo quy định tại Nghị định 30/2023 của Chính phủ, các đăng kiểm viên bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án, sẽ bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên và không thể tiếp tục tham gia hỗ trợ cho hoạt động kiểm định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình trạng ùn tắc đăng kiểm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và đứt gãy chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất sửa đổi Nghị định số 139/2018 và số 30/2023 của Chính phủ với trình tự, thủ tục rút gọn.
Việc sửa đổi theo hướng loại trừ trường hợp thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên và tạm đình chỉ hoạt động của đơn vị đăng kiểm.
Cùng với đó, Cục đề xuất Bộ GTVT có văn bản đề nghị thành ủy, tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo cơ quan liên quan tại địa phương chuẩn bị kịch bản, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng khuyến cáo người dân, doanh nghiệp chủ động thực hiện đăng kiểm sớm hoặc di chuyển tới các địa phương có nhiều trung tâm đăng kiểm đang hoạt động.trích dẫn từ Khe web trực tiếp
Đáng lưu, đơn vị đề xuất Bộ GTVT cho phép được phối hợp với cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 08/2023, tiếp tục nghiên cứu phương án tạm thời kéo dài chu kỳ kiểm định trong thời gian nhất định cuối năm 2024, kèm điều kiện thắt chặt yêu cầu về bảo dưỡng và bảo hiểm.